Mẫu báo cáo thực hiện Bộ quy tắc ứng xử trường học

Posted by

Thực hiện hướng dẫn số 690/SGDĐTGDTrH-GDTX ngày 21/5/2021 của Sở GD&ĐT… về việc báo cáo triển khai thực hiện kế hoạch số 18/KH-SGDĐT về việc xây dựng Bộ quy tắc ứng xử và môi trường văn hóa trong trường học, trường… xin báo cáo về việc triển khai và thực hiện cụ thể như sau:

  1. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, THỰC HIỆN

Thành lập Ban chỉ đạo xây dựng văn hóa ứng xử nhà trường gồm đại diện Cấp ủy chi bộ, Ban giám hiệu, các đoàn thể và Ban đại diện Hội CMHS với nhiệm vụ được phân công cụ thể, phát huy vai trò lãnh đạo tổ chức thực hiện và trách nhiệm phối hợp thực hiện hiệu quả công tác xây dưng văn hóa ứng xử trong nhà trường.

– Ban chỉ đạo đã tiến hành họp thống nhất và xác định các mục tiêu, nội dung xây dưng văn hóa ứng xử, các giá trị cốt lõi và chuẩn mực trong văn hóa ứng xử phù hợp với đặc điểm nhà trường.

– Trên cơ sở đó đã ban hành Bộ quy tắc ứng xử dành cho cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh, đồng thời tuyên truyền đến toàn trường để đưa vào áp dụng ngay từ đầu năm 2018 đến nay.

– Chỉ đạo tăng cường hiệu quả công tác thực hiện Bộ quy tắc ứng xử trong trường học như: tổ chức các phong trào thi đua văn hóa công sở trong cán bộ giáo viên, công nhân viên, nâng cao vai trò của các đoàn thể trong việc xây dựng, tuyên truyền và thực hiện. Định kỳ hàng kỳ đều tổ chức họp ban chỉ đạo để sơ kết, tổng kết, đánh giá việc thực hiện của các bộ phận được phân công.

  1. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
  2. Xây dựng và triển khai thực hiện Bộ quy tắc ứng xử và môi trường văn hóa trong trường học

– Trên cơ sở Bộ quy tắc ứng xử trong trường học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành về những việc nên làm và không nên làm trong các mối quan hệ ứng xử của các chủ thể trong nhà trường thể hiện thông qua trang phục, ngôn ngữ, hành vi ứng xử…, nhà trường đã cụ thể hóa và bổ sung một số nội dung phù hợp với đặc điểm nhà trường để từ đó ban hành Bộ quy tắc ứng xử trường … đầu năm 2018.

– Với cương vị đứng đầu nhà trường, Hiệu trưởng đã quán triệt thực hiện bộ quy tắc ứng xử đến toàn thể cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh đồng thời triển khai việc cam kết thực hiện của các bên liên quan (cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh và cha mẹ học sinh). Từ đó sớm hình thành văn hóa ứng xử trong nhà trường.

  1. Công tác tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức về thực hiện bộ Quy tắc ứng xử và xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học

– Bộ quy tắc ứng xử nhà trường được phân công niêm yết tại bảng tin phòng nghỉ giáo viên (mục Công Đoàn), bảng tin Tuổi trẻ (Đoàn thanh niên phụ trách), bảng thông báo nhà trường (phục vụ khách tới liên hệ, làm việc) và đăng tải lên website nhà trường.

– Vào đầu mỗi năm học, trong các hoạt động đón học sinh đầu cấp và tuần sinh hoạt đầu năm học, nhà trường đều đưa vào nội dung phổ biến Bộ quy tắc ứng xử nhà trường để toàn thể học sinh được nắm bắt thực hiện. Các cuộc họp Hội đồng sư phạm đầu năm, họp phụ huynh học sinh hàng kì cũng được tuyên truyền nội dung Bộ quy tắc ứng xử nhà trường để giáo viên, cha mẹ học sinh được nắm bắt thực hiện.

– Cán bộ quản lý, cán bộ Đoàn thanh niên, Công đoàn, giáo viên nhà trường thường xuyên phổ biến, quán triệt nội dung Bộ quy tắc ứng xử trong các tiết học chính khóa, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động trải nghiệm, tiết sinh hoạt dưới cờ, các cuộc họp hội đồng sư phạm và hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh…

  1. Đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục văn hóa ứng xử trong trường học

– Nội dung, khẩu hiệu thực hiện giáo dục văn hóa ứng xử:

+ Giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật: an toàn giao thông, an toàn vệ sinh thực phẩm, tránh xa các tệ nạn xã hội…

+ Giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống và các hoạt động trải nghiệm để hình thành các phẩm chất nhân ái, tự trọng bản thân, tôn trọng, trách nhiệm với bạn bè, chia sẻ, bao dung của người học: phòng chống đuối nước, kêu gọi văn hóa đọc trong nhà trường, hạn chế rác thải nhựa và phân loại rác, bảo vệ môi trường học đường, đấu tranh chống lại các biểu hiện của bạo lực học đường, văn hóa sử dụng mạng xã hội..

+ Xây dựng nếp sống, thói quen văn minh, lịch sự: văn hóa xếp hàng nơi công cộng, ý thức giữ vệ sinh chung trong phòng học, khuôn viên trường. Lễ phép, lễ độ khi gặp người lớn tuổi, Không nói tục, chửi thề… Xây dựng nhà trường không khói thuốc lá…

– Đổi mới phương pháp, hình thức thực hiện giáo dục văn hóa ứng xử:

+ Thành lập các CLB, đội, nhóm trong học sinh nhằm hướng các em đến với những sở thích phát triển năng lực bản thân và cũng từ đó hình thành nếp sống văn minh, văn hóa: CLB Công tác xã hội thu gom, phân loại rác để gây quỹ qua đó tuyên truyền ý thức hạn chế rác thải nhựa, phân loại rác để tái chế; CLB truyền thông phục vụ tuyên truyền về bạo lực học đường…

+ Đổi mới phương pháp dạy học các môn học (Giáo dục công dân, Ngữ văn, Lịch sử…) theo hướng coi trọng phương pháp trải nghiệm, các hoạt động giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, ứng xử văn háo của người học, giáo dục kiến thức pháp luật, tôn trọng các giá trị lịch sử truyền thống văn hóa tốt đẹp để qua đó thể hiện tinh thần yêu nước.

+ Thành lập và đưa vào hoạt động có hiệu quả Ban tư vấn tâm lý học đường với các hoạt động tư vấn theo chủ đề cho toàn thể học sinh (giáo dục giới tính, tư vấn sức khỏe sinh sản, phòng chống bạo lực học đường…) và tư vấn các vấn đề cụ thể của từng học sinh gặp khó khăn trong quá trình học tập, đời sống.

+ Nâng cao hiệu quả tuyên truyền thông qua các kênh như website nhà trường, bảng tin nhà trường, các tiết sinh hoạt dưới cờ theo hướng tuyên dương các tấm gương sống đẹp, tiêu biểu trong thực hiện văn hóa nhà trường, chuyên mục “mỗi tuần một câu chuyện đẹp” qua fanpage Đoàn trường.

+ Tổ chức các phong trào thi đua về văn hóa công sở, văn hóa nhà trường đến cán bộ, giáo viên, nhân viên như: hưởng ứng “Tuần lễ áo dài”, thầy giáo gương mẫu trong xây dựng nhà trường không khói thuốc lá, đánh giá thi đua cuối năm gắn liền với việc theo dõi thực hiện giờ giấc, thái độ làm việc với nhân dân, ứng xử với đồng nghiệp, học sinh… vào cuối mỗi năm học.

  1. Chuyển biến về cách thức và nâng cao năng lực văn hóa ứng xử

– Về nhận thức, năng lực, kinh nghiệm, thái độ, trách nhiệm, sự quan tâm của đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường: đa số nhận thức đúng đắn về vai trò, trách nhiệm; kinh nghiệm quản lý và giảng dạy; yêu thương học sinh, đoàn kết, quan tâm, chia sẻ.

– Mối liên kết và sự đồng tình hưởng ứng trong tập thể sư phạm nhà trường: nội bộ đoàn kết, yêu thương, tôn trọng hỗ trợ lẫn nhau. Tinh thần sẵn sàng khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ chung.

– Về nhận thức, thái độ của học sinh có sự chuyển biến rõ rệt: ý thức giữ gìn vệ sinh chung, không mua quà vặt về lớp, không phá hoại cơ sở vật chất nhà trường, ý thức san sẻ yêu thương đối với các bạn có hoàn cảnh khó khăn, ý thức nhặt được đồ vật đánh rơi trả lại người mất…

  1. Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong xây dựng Quy tắc ứng xử và môi trường văn hóa ứng xử

– Hàng năm thực hiện ký kết quy chế phối hợp giữa nhà trường và công an thị trấn trong việc duy trì đảm bảo tình hình an ninh trật tự trong và ngoài nhà trường, đặc biệt quan tâm đến các em học sinh còn nhiều vi phạm.

– Tổ chức nhiều kênh liên lạc với phụ huynh học sinh để nắm bắt tình hình con em học tập, sinh hoạt tại trường như: cuộc họp phụ huynh định kỳ, kênh liên lạc SMAS, điện thoại trao đổi… qua các kênh liên lạc dần xây dựng hình thành mối liên kết, văn hóa ứng xử giữa thầy cô, nhà trường và phụ huynh học sinh.

– Thông qua Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh để tuyên truyền tầm quan trọng của việc xây dựng quy tắc ứng xử và môi trường văn hóa ứng xử đến rộng rãi phụ huynh học sinh.

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG

  1. Kết quả nổi bật

– Cơ sở vật chất của nhà trường bên cạnh sự đầu tư từ nhà nước còn được bảo quản một cách khang trang, sạch đẹp do có sự chung tay hỗ trợ của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh và mạnh thường quân.

– Môi trường học đường ngày càng được cải thiện theo hướng tích cực như: không khói thuốc lá, không bạo lực học đường, hạn chế rác thải nhựa.

– Việc chấp hành nội quy nề nếp đối với học sinh tạo thành thói quen, mối quan hệ giữa thầy cô và học sinh trở nên thân thiện. Giờ giấc làm việc được chấp hành nghiêm chỉnh, tiến độ công việc chung được đảm bảo.

– Mối quan hệ phối hợp, thái độ làm việc với phụ huynh học sinh, nhân dân đến làm việc có sự tích cực theo hướng cởi mở, chuyên nghiệp và hiệu quả hơn.

  1. Kết quả cụ thể

– Xây dựng, ban hành và áp dụng có hiệu quả 01 Bộ quy tắc ứng xử nhà trường. Hàng năm có thêm điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.

– Hàng năm có 98% cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh được tuyên truyền, phổ biến, học tập các vấn đề liên quan đến văn hóa ứng xử, môi trường văn háo trong gia dình, nhà trường và cộng đồng.

– Nhà trường đạt tiêu chuẩn xanh, sạch, đẹp, an toàn, lành mạnh, thân thiện, góp phần xây dựng môi trường văn hóa trong nhà trường.

– Thành lập và duy trì hoạt động hiệu quả 01 Ban tư vấn tâm lý học đường gồm những cán bộ quản lý, cán bộ Đoàn thanh niên, giáo viên được bồi dưỡng kỹ năng tổ chức giáo dục văn hóa ứng xử trong trường học.

– Hàng năm tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa, tư vấn tâm lý, tuyên truyền pháp luật, giao lưu ôn lại truyền thống cách mạng…

  1. Những hạn chế và nguyên nhân

– Hạn chế: tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên vẫn còn vài cá nhân thực hiện nhiệm vụ, chấp hành theo kiểu gượng ép. Vẫn còn tình trạng học sinh vi phạm nề nếp, chưa chăm học và tự giác chấp hành thực hiện theo văn hóa ứng xử nhà trường đã đề ra. Nhận thức của một số phụ huynh về văn hóa ứng xử chưa cao, có những lời nói, hành động gây tổ thương đến con em và cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường.

– Nguyên nhân: Một số cha mẹ học sinh còn giao khoán cho nhà trường trong việc giáo dục học sinh, không hợp tác, chia sẻ cùng nhà trường. Tác động tiêu cực của xã hội đến nhà trường: môi trường xã hội còn nhiều tệ nạn, tác động của mạng Internet và chuẩn mực đạo đức văn hóa xã hội có những nội dung lệch lạcđến phần nào ảnh hưởng đến học sinh. Áp lực gia tăng dân số cơ học từ các địa phương, vùng miền khác nhau về địa phương cũng phần nào ảnh hưởng đến giao tiếp, ứng xử trong nhà trường.

  1. Biện pháp khắc phục

Quán triệt, hướng dẫn, tổ chức thực hiện Quy tắc ứng xử làm căn cứ để đánh giá, xếp loại cán bộ, giáo viên, nhân viên. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy tắc này của cán bộ, giáo viên, nhân viên. Phê bình, chấn chỉnh, xử lý các vi phạm đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường.

– Phối hợp với tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên trong việc tuyên truyền, phổ biến, theo dõi, đánh giá xếp loại cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh hàng năm.

– Tăng cường các kênh liên lạc với phụ huynh học sinh để tuyên truyền việc chung tay xây dựng văn hóa nhà trường như: website nhà trường, fanpage, hệ thống liên lạc điện tử SMAS, các cuộc họp ban đại diện Hội cha mẹ học sinh…

  1. Một số bài học kinh nghiệm

– Hiệu trưởng chịu trách nhiệm phổ biến, quán triệt đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và tổ chức thực hiện nghiêm túc quy tắc ứng xử. Công khai Quy tắc ứng xử trong nhà trường.

– Người đứng đầu và cấp phó có trách nhiệm tổ chức thực hiện; kiểm tra, giám sát, phê bình, chấn chỉnh, xử lý các vi phạm hoặc đề nghị cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử lý các vi phạm đối với cán bộ, công chức, viên chức trong đơn vị theo phân cấp quản lý khi thực hiện Quy tắc ứng xử

GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI THỰC HIỆN TRONG NHỮNG NĂM TIẾP THEO

  1. Tổ chức xây dựng tầm nhìn, sứ mạng, giá trị của nhà trường: Xây dựng môi trường học tập nền nếp, kỷ cương, có chất lượng giáo dục cao để mỗi học sinh đều có cơ hội phát triển năng lực và tư duy sáng tạo cá nhân.
  2. Xây dựng nền nếp, kỷ cương, dân chủ trong mọi hoạt động của nhà trường: Phát huy quyền làm chủ và huy động tiềm năng trí tuệ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động. Phòng ngừa, ngăn chặn và chống các hành vi tham nhũng, lãng phí, quan liêu, phiền hà, sách nhiễu nhân dân.
  3. Điều chỉnh cách ứng xử của các thành viên trong nhà trường theo chuẩn mực đạo đức xã hội và thuần phong mỹ tục của dân tộc, phù hợp với đặc trưng văn hóa của địa phương và điều kiện thực tiễn của cơ sở giáo dục; ngăn ngừa, xử lý kịp thời, hiệu quả các hành vi tiêu cực, thiếu tính giáo dục trong cơ sở giáo dục
  4. Xây dựng các qui tắc ứng xử giữa các thành viên trong nhà trường và giữa các thành viên của nhà trường với môi trường xung quanh: Xây dựng văn hóa học đường; đảm bảo môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện và phòng, chống bạo lực học đường.
  5. Phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài trường xây dựng tập thể đoàn kết, môi trường văn hóa tích cực, lành mạnh

KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT

  1. Đối với chính quyền địa phương

Tiếp tục quan tâm, chỉ đạo các đơn vị liên quan tích cực phối hợp với nhà trường trong công tác xây dựng và đảm bảo trật tự, kỷ cương và hoạt động của nhà trường.

  1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo

– Hỗ trợ đầu tư, trang bị và sửa chữa cơ cở vật chất của trường để đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới và chuẩn bị kiểm định chuẩn Quốc gia dự kiến vào 2025.

– Tổ chức các hội thi về giao tiếp, ứng xử nơi công sở tạo điều kiện cho mọi thành viên CB, GV, NV, HS và PH tham gia để có động lực học tập, tìm hiểu, giao lưu học hỏi kinh nghiệm.

– Kịp thời tuyên dương, khen thưởng các hình thức tuyên truyền xây dựng văn hóa ứng xử trường học hiệu quả, sáng tạo và cần nhân rộng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *