Mô hình thủy canh đối lưu cùng hoạt động trải nghiệm STEM

Posted by

Chúng mình là nhóm Hành Động Xanh. Đến hẹn lại lên, hôm nay chúng mình sẽ đưa mọi người đến một đề tài khá là hot trong ngành nông nghiệp Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung đó là “Mô hình thuỷ canh”. Trong những năm gần đây, đặc biệt trong hiện trạng diện tích đất ngày cành thu hẹp, nhu cầu cuộc sống tăng cao đã làm khó khăn cho nhiều ngành trong nước đặc biệt là ngành công nghiệp. Chính vì vậy gần đây nước ta nói riêng và thế giới nói chung đang thực hiện một phương pháp trồng rau mới mà không cần sử dụng đất trồng, không cần bỏ nhiều công sức và đơn giản hơn rất nhiều.
Với “Mô hình thuỷ canh” thì ta sẽ không cần phải canh tác đất sau mỗi vụ mùa hay mối lo ngại về sâu bọ. Phương pháp này có nhiều mô hình, trong đó chúng ta có thể kể đến 4 mô hình tiêu biểu nhất hiện nay đó là: Khí canh, Tưới nhỏ giọt trên nền giá thể, Thuỷ canh tĩnh, Thuỷ canh đối lưu.
Mỗi mô hình thuỷ canh khác nhau sẽ có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau, vì vậy ta nên tim hiểu một cách kĩ lưỡng từng phương pháp để chọn sao cho phù hợp nhất và dễ thành công nhất. Và nhóm Hành động xanh chúng mình quyết định chọn mô hình “Thuỷ canh đối lưu” bởi nó dễ thực hiện và phần nào giải quyết được vấn đề cung cấp oxi cho cây của pp thuỷ canh tĩnh ( pp đơn giản, dễ làm nhất)
Ban đầu chúng ta sẽ tìm chai nhựa và chuẩn bị thao tác như hình nhé ( tái chế càng nhiều càng tốt). Ngoài chai nhựa thì chúng ta chuẩn bị: Thùng xốp (cắt đi một phần ba sau đó lấy phần thừa làm kệ đựng chậu cây nhé), Máy bơm (các bạn có thể tìm mua… nhưng nhóm mình thì tháo ra ở các bình nước nóng lạnh cũ để sử dụng cũng khá tiện lợi), Hai đoạn ống dây (nối làm đoạn dây cung cấp nước và thoát nước đối lưu cho chậu), Pin 9V.
Sau khi cố định các dụng cụ như hình thì nhóm mình cho các loại hạt trên chậu và sử dụng bông gòn làm giá thể ( Ở hình này mình quên mất là chưa lột vỏ hành…). Để có chất dinh dưỡng cho cây nhóm mình sử dụng dung dịch dinh dưỡng thuỷ canh bằng cách hoà tan vào nước và cho chúng đối lưu qua hệ thống để trồng cây.
Và đây là cơ chế hoạt động của hệ thống: Nước được máy bơm bơm lên chậu chứa giống cùng với các chất dinh dưỡng và khi nước dâng đầy đến phần hạt cây thì nước sẽ được di chuyển về lại thùng chứa và quy trình này diễn ra liên tục (đối lưu) với quy trình này sẽ cung cấp đủ oxi và chất dinh dưỡng cần thiết cho cây.
Sau một thời gian thì cây của nhóm mình đã nảy mầm và đây là cây vào ngày 2-8. Và sau đó, kinh nghiệm của nhóm mình rút ra là với mô hình này ta nên sử dụng những giống cây phát triển dài ngày nếu muốn theo dõi lâu dài để tránh rơi vào tình trạng như nhóm mình nhé…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *